Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, “cây thị ăn thề” đang tọa lạc tại xóm Kim Sơn, xã Kim Hoa, vẫn sừng sững đầy sức sống, tỏa bóng xanh mát. Đặc biệt cây thị này còn gắn với sự tích “cứu Vua Lê Lợi”.

Tương truyền cây thị cổ đã trên 800 năm tuổi, hiện tại toàn bộ phần lõi bên trong đã bị rỗng, nhưng cây thị cành lá vẫn um tùm, xanh mướt và trĩu quả, tỏa mùi thơm ngào ngạt mỗi khi mùa Vu lan đến.

Cây thị cao khoảng 35 - 40m, tán lá rộng chừng 30m, đường kính thân cây 5 người ôm không xuể. Gốc cây sần sùi, rêu xanh bám quanh. Trong gốc rỗng, khoảng 2 - 3 người có thể ngồi vừa. Phía dưới gốc cây cổ thụ, người dân trong vùng lập bàn thờ, đặt tên là “Gốc thị sử tích”.

Sự tích về “Cây thị ăn thề” - 1

Tr

Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng: vào năm 1425, khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh gặp khó khăn, Lê Lợi đã quyết định kéo quân di chuyển vào vùng đất Đỗ Gia xưa - Hương Sơn  nay, để lập căn cứ. Biết tin, thủ lĩnh nghĩa quân Cốc Sơn Nguyễn Tuấn Thiện đang dấy binh khởi nghĩa ở vùng núi Hương Sơn, Lê Lợi đã tìm đến chiêu quân, kết nghĩa anh em. Sau đó cả hai cùng giết ngựa trắng, cắt tóc ăn thề dưới gốc thị này, thể hiện quyết tâm đồng lòng cùng nhau đánh giặc ngoại xâm”.

Bốn câu thơ vẫn được người dân lưu truyền để ghi nhớ giai thoại này: “Cắt tóc, giết ngựa trắng/Dưới gốc thị thề nguyền/Nguyện đồng tâm đồng chí/Phá giặc xây cơ đồ”.

Tương truyền, có lần Lê Lợi bị giặc Minh truy đuổi gắt gao, bí quá ông chạy đến trốn vào gốc cây thị. Khi giặc Minh đuổi đến nơi cũng là lúc trời bắt đầu tối nên bọn chúng liền cho chó săn vây quanh cây thị để lục soát. Trong lúc tính mạng của nhà vua đang hết sức nguy nan, bỗng có một con cáo đốm trắng ngồi trên ngọn cây thị vì sợ đàn chó nhảy xuống bỏ chạy. Ngay lập tức, đàn chó săn cùng binh lính liền đuổi theo con cáo, nhờ vậy Vua Lê Lợi mới thoát nạn;

Trải qua bao cuộc càn quét của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chúng dội bom, đốt phá bao nhiêu lần, có những lúc người dân nơi đây tưởng chừng cây thị khó có thể sống được nhưng một điều thật kỳ diệu là cây vẫn cứ sừng sững trường tồn như một sự thách thức.Người dân sống gần đó thường xuyên đến dọn dẹp, xem cây thị như vị Thành hoàng của làng.

Đường kính gốc thị ngàn năm khoảng 5 - 6 người ôm không xuể

Cây thị được bà con trong vùng tôn kính, xem đây như là một minh chứng của lịch sử.


 

Bản đồ hành chính
 Liên kết website
Thống kê: 255.710
Online: 22